Từ lâu giới y học đã nhận thấy trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bú sữa bình.
Sữa mẹ có những tác dụng trực tiếp bảo vệ trẻ sơ sinh qua nhiều cách khác nhau – nhất là trong những tháng đầu khi hệ miễn nhiễm của em bé còn yếu ớt chưa đủ khả năng chống lại ngoại khuẩn. Do đó cả UNICEF lẫn Tổ chức Y tế Thế Giới đều khuyến khích người mẹ cho con bú sữa mẹ ngay sau khi bé sinh ra cho đến khi em bé hơn hai tuổi.
Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có sữa ngay những giờ đầu tiên sau khi sinh, vì vậy không phải bé nào cũng được bú những giọt Sữa non ( Colostrum) đầu tiên quí báu.
Chúng ta biết “Sữa non”, được sản xuất trong vài ngày đầu tiên. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 – 5.
Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái. Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú. Vì vậy dù chưa có xuống sữa ngay sau khi vừa sinh, mẹ cũng nên cho con bú ngay lập tức để kích thích việc sản xuất sữa, kết hợp với việc day ấn huyệt như sau giúp khai thông nguồn sữa.
Món ăn lợi sữa
1. Đu đủ hầm chân giò heo
Nguyên liệu: một trái đu đủ xanh khoảng 200g được gọt sạch vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt bên trong, rồi cắt thành từng khúc dày khoảng 2cm, chân giò heo 200g.
Cách làm: chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ đu đủ vào, tiếp tục hầm cho đến khi đu đủ mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, ngò. Dùng khi còn nóng.
Món ăn này tốt cho sản phụ vì nó dễ tiêu, cung cấp nước cho quá trình tạo sữa. Vì thế sản phụ nào sau sinh cũng ăn món này. Sau sinh nhiều tháng, một số bà mẹ vẫn tiếp tục ăn để duy trì nguồn sữa.
Với chân giò heo bạn có thể chế biến thành nhiều món cũng có công dụng lợi sữa cho sản phụ như đu đủ hầm giò heo, canh mướp nấu chân giò heo, quả sung nấu với chân giò heo…
2. Giá xào tôm
Không chỉ tốt sữa cho phụ nữ mới sinh con, món này cũng có thể dùng trước ngày sinh rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa, đón sữa nhanh về.
Nguyên liệu : giá đỗ 200g, tôm thẻ 100g.
Cách làm : tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch rồi ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành cho thơm, cho tôm đã ướp vào. Khi tôm chín thì múc ra chén. Xào giá nhanh, sau đó bỏ tôm vào trôn đêu . Sau khi tăt bêp cho thêm chút hành, ngò để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.
Món này cũng có thể dùng trước ngày sinh nở rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa.
3. Canh cua / hoặc tôm rau đay
Nguyên liệu: Tôm tươi sống, rau đay
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch, quết nhuyễn, ướp với với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Đun sôi khoảng 1 lít nước, rồi cho tôm vào nấu trong 5 phút.
Thả rau đay đã được cắt nhỏ vào nồi tôm. Nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa.
Theo nghiên cứu, trong thành phần rau đay có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, sắt, kali và các loại vitamin…. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.
==>>suc khoe sinh san
0 nhận xét:
Đăng nhận xét