Dễ dàng với món sào thập cập

Bóng xào thập cẩm là 1 trong các đĩa thắp hương quan trọng trong mâm cỗ Tết truyền thống của Hà nội xưa.

Ngon miệng với món thạnh hoa quả

Thấy đời vui hơn khi nhìn những viên thạch hoa quả trong suốt hấp dẫn và mát lạnh như thế này.

Dễ làm với món kẹo cà rôt

Trẻ con rất thích kẹo nhưng mẹ lại chẳng muốn mua cho bé vì lo lắng vấn đề an toàn thực phẩm.

Dễ dàng làm bánh kếp

Bánh kếp thơm ngon dễ làm, rất thích hợp để ăn cho bữa sáng, bữa phụ hoặc bữa trà chiều.

Dễ làm mứt khoai lang ngọt

Mứt khoai lang vừa dẻo vừa thơm với độ ngọt vừa phải sẽ rất hấp dẫn để thưởng thức dịp Tết này.

Dễ dàng chăm no giắc ngủ cho bé

Đối với trẻ em, giấc ngủ sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não và thể chất. Các bà mẹ trẻ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp trẻ có giấc ngủ dài và sâu hơn.

Dễ làm bún chả xiên que

Bún chả thơm nức, hấp dẫn từ khi nướng nóng hổi trên bếp, ăn kèm với nước chấm chua chua ngọt ngọt thêm gắp sợi bún sợi nhỏ trắng tinh, vài nhánh rau thơm xanh mướt mát.

Dễ dàng mát xa cho trẻ

Mát-xa rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn đã chắc rằng mình mát-xa cho con đúng cách chưa?

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Tác hại của điện thoại di động tới cột sống

Việc sử dụng các thiết bị di động thường xuyên tiềm ẩn những nguy cơ đến cột sống của bạn. Hãy tham khảo bài viết để có phương pháp điều chỉnh, phòng tránh sớm các tác động tiêu cực lên sức khỏe của bạn nhé. 
  • dau hieu mang thai ,cách nhận biết dấu hiệu mang thai sớm nhất ở phụ nữ
Hình ảnh Tác hại khôn lường của điện thoại di động tới cột sống của bạn số 1
Bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu hình ảnh mọi người cúi gằm xuống với chiếc điện thoại của mình khi đi bộ trên đường, trên tàu, nhà hàng và ở nơi làm việc. Họ có thể đang nhắn tin, đọc email, tin tức, gõ bàn phím,..trên chiếc smartphone của họ. Trong tư thế cúi đầu, khum vai và gập người trong thời gian dài như vậy, sớm muộn gì cổ của bạn cũng sẽ gặp những vấn đề không thể cứu vãn.
“Text-next’ là cụm từ chỉ một tình trạng rất phổ biến trong việc sử dụng điện thoại. “Đó là khi ngày càng nhiều người đang sử dụng điện thoại hàng giờ liền trong tư thế cúi gằm” – Kenneth K. Hansraj, M.D, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng cho biết.
Tác hại của điện thoại di động tới cột sống

Những điều tra trước đây chỉ ra rằng con người chúng ta bỏ ra từ 1 đến 2 tiếng rưỡi mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động. Thời gian chúng ta nhìn điện thoại với tư thế cúi người quá lâu gây nên tình trạng căng cứng ở cổ, nguy hiểm hơn thế là vẹo cột sống.
Đầu của một người trưởng thành nặng khoảng 10-12 pounds (xấp xỉ 5kg) và việc thường xuyên nhìn xuống các thiết bị sẽ gây áp lực cũng như đè nặng trọng lượng đó lên cổ và cột sống. Điều này có thể dẫn tới chứng chấn thương không thể chữa trị. Chúng ta không sinh ra chỉ để ngồi yên ở một vị trí trong thời gian dài.
Hình ảnh Tác hại khôn lường của điện thoại di động tới cột sống của bạn số 3

Phòng tránh việc sử dụng điện thoại hàng giờ với tư thế cố định.
Tệ hơn, những áp lực liên tục đè lên cổ có thể là nguyên nhân của bệnh thoái hóa đĩa đệm và không có cách chữa trị. Hơn nữa, những gai xương sẽ phát triển nặng hơn, đè lên các dây thần kinh và cùng với đó là căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi mắc những căn bệnh này, chắc chắn bạn sẽ vô cùng đau đớn. Chưa dùng lại ở đó, những người liên tục nhìn xuống để sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ tạo ra những nếp nhăn ở cổ và cằm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để không mắc phải những sai lầm trong tư thế sử dụng điện thoại, bạn nên cải thiện điều này bằng cách sử dụng mắt cũng như tầm nhìn của mình một cách linh hoạt cho việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay các thiết bị đọc sách điện tử. Điều này sẽ tránh việc đầu bạn rướn về phía trước. – Theo Eric Saxton, bác sĩ chỉnh hình tại Saxton Chiropractic and Rehab, PLLC in Sterling, Virginia.
Saxton cho biết, bạn nên ngồi thẳng khi dùng các thiết bị di động. Tư thế ngồi thẳng sẽ tự động kéo vai, cổ trở lại đúng tư thế của nó. Hansraj tin rằng, bằng cách thay đổi tư thế và cách bạn xem các thiết bị điện tử, bạn có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn. Hãy dừng việc ngồi gập người hàng giờ và nhìn xuống đùi để sử dụng điện thoại.

7 lời khuyên để tránh việc sử dụng điện thoại sai tư thế.

1. Giữ điện thoại ở ngay tầm mắt.

Hình ảnh Tác hại khôn lường của điện thoại di động tới cột sống của bạn số 4
Bạn nên giữ điện thại ở ngay dưới tầm mắt của mình sao cho thuận tiện cho việc nhìn và sử dụng. Dùng ngón tay trỏ để gõ văn bản thay vì sử dụng hai ngón tay cái. Điều này làm giảm thiểu sự căng cứng của cơ cổ và vai.

2. Ngồi thẳng lưng.

Bạn nên ngồi thẳng lưng, không vẹo đầu, giữ tư thế thoải mái, hai chân để chạm mặt đất, thoải mái khi dùng điện thoại.

3. Đeo tai nghe.

Một cách thú vị hơn để tránh cúi gằm nhìn điện thoại trong thời gian dài là đeo tai nghe.

4. Vận động.

Sau khoảng 20 phút sử dụng, bạn nên đứng dạy, vươn vai và đi lại một chút để không bị mỏi mệt với tư thế đó.

5. Sử dụng phần mềm Neck Indicator.

Bạn cũng có thể cài đặt và sử dụng phần mềm Neck Indicator trên smartphone của mình. Tín hiệu đèn đỏ sẽ báo cho bạn khi bạn đang sử dụng điện thoại trong tư thế bất lợi cho sức khỏe.

6. Sử dụng gối.

Sử dụng loại gối chuyên dụng dành cho cổ khi đi ngủ cũng giúp bạn tránh được tình trạng này.
7. Tập những động tác đơn giản.
Hình ảnh Tác hại khôn lường của điện thoại di động tới cột sống của bạn số 5
Singh cho biết, khi bạn nhận ra mình đang dần trở nên gù thì hãy giành 15 giây để thực hiện những bài tập sau:
– Cử động cổ: Xoay đều cổ trong 15 giây. Hãy vương căng cơ cổ để xoay khớp cổ khi bạn thực hiện động tác này.
– Xoay đầu: Xoay đầu từ bên này qua bên kia trong 15 giây, hơi rướn đầu về phía trước khi chuyển động.
 Những vấn đề khác mà bạn cần lưu ý:
– Tư thế gập khuỷu tay liên tục khi nghe điện thoại.
– Liên tục gõ bàn phím tạo áp lực lên đầu ngón tay.
– Thị lực giảm khi nhìn vào màn hình điện thoại kích thước nhỏ quá lâu.

Cách làm kem dừa ngon tuyệt tại nhà

Kem dừa là món cực kỳ được ưa thích khi mùa hè đến với vị kem mát lạnh kết hợp với vị thơm, giòn và bùi bùi của dừa. Các bạn có thể dễ dàng tự làm món kem dừa bằng tay tại nhà với cách làm mà Ô ngon hướng dẫn cho các bạn dưới đây.
Cách làm kem dừa ngon tuyệt tại nhà

1. Nguyên liệu:
- Sữa tươi: 250ml
- Nước cốt dừa : 250ml (có thể mua dừa về rồi bào thành sợi và vắt lấy nước cốt dừa hoặc mua nước cốt dừa bán sẵn ngoài chợ)
- Dừa bào vụn: 50g
- Lòng đỏ trứng gà : 3 quả
- Vani, đường cát trắng và bột năng
- Sữa đặc
 
2. Cách làm:
- Cho nước cốt dừa và sữa tươi vào nồi, đun lên đến khi thấy quanh nồi sủi nhẹ thì thôi.
- Cho lòng đỏ trứng gà vào 1 bát to, sau đó cho đường vào, đánh tan đường bằng máy đánh trứng, đánh đến khi hỗn hợp đường và trứng mịn là được.
- Đổ sữa vừa đun vào bát trứng vừa đánh, khuấy đều lên. Đổ hỗn hợp vào nồi, cho lên đun, sau đó thêm 1 chút bột năng, đun với lửa nhỏ.
Vừa đun ta vừa khuấy đều tay cho đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu mịn và hơi sánh lại thì ta thêm vani vào rồi tắt bếp liền.
Chờ hỗn hợp trên nguội dần, hoặc dùng máy đánh trứng, hoặc ngoáy cho hỗn hợp nguội hẳn. Như vậy sẽ làm không khí hòa vào trong hỗn hợp giúp kem trở lên xốp hơn, ngon hơn và mềm hơn.
- Đổ dừa bảo vụn vào khay đã lót giấy nến, cho vào lò nướng hơi vàng thì cho ra để nguội.
- Trộn dừa đã nướng với hỗn hợp vừa làm ở trên. Sau đó đổ vào hộp, đậy kín sau đó cho vào tủ lạnh.
- Khoảng 2-3h lại lấy kem ra ngoài, dùng máy đánh kem đánh thật bông và xốp, làm khoảng 2-3 lần, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 5-6h là được.
- Khi ăn múc kem ra ly, rưới 1 chút sữa đặc lên trên và 1 ít dừa tươi nạo thì ngon tuyệt.
Chúc các bạn ngon miệng!

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Trị mất ngủ đơn giản hiệu quả

Ngày càng có nhiều người gặp khó khăn với giấc ngủ hằng đêm và luôn cảm thấy mệt mỏi. Thay đổi thói quen một chút sẽ giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ của bạn.
1. Dậy sớm hơn
Mới nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng đây thực sự là một biện pháp cải thiện.
Nếu bạn muốn đi ngủ sớm hơn và ngủ ngon hơn hãy đặt báo thức và dậy lúc 5 giờ sáng. Thực hiện nghiêm túc bạn sẽ thấy nó có hiệu quả.
Hãy nắm bắt công việc của bản thân và thu xếp để có thể dậy sớm mỗi sáng. Dù bạn chỉ có 1 tiếng để ngủ đêm hôm trước thì cũng không được bỏ cuộc. Đây là cách tốt nhất để thiết lập lại lịch trình cho giấc ngủ cho bạn.
2. Đọc đúng sách

Trong ngày có rất nhiều thời gian để bạn tìm hiểu thế giới cũng như thu nạp kiến thức nên buổi tối hãy để cho não được thư giãn tối đa.Nhiều người có thói quen đọc các loại sách bác học hoặc khoa học trước khi đi ngủ hoặc các bậc phụ huynh cũng vẫn muốn con em mình ôm sách học trước khi đi ngủ. Nhưng thực tế cho thấy việc đọc các loại sách này sẽ khiến bạn dễ mất ngủ hơn.
Nếu bạn kích thích thần kinh làm việc thì giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể bạn sẽ thức trắng cả đêm. Do vậy, sau 9 giờ tối bạn nên chọn loại sách nhẹ nhàng, thư thái để thần kinh dễ đi vào giấc ngủ.
Tránh xa công việc và các hoạt động kích thích thần kinh sẽ giúp bạn lên giường thoải mái và ngủ ngon hơn.
3. Tắt hết tất cả các bóng đèn
Tất cả các loại ánh sáng dù là rất nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn đã thay đổi thói quen đọc sách một thời gian nhưng giấc ngủ vẫn chưa được cải thiện thì hãy chú ý đến ánh sáng và các bóng đèn.
Ngay cả khi ánh sáng không ở trong phòng ngủ của bạn mà ở phòng khác hoặc bên ngoài thì chúng đều sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cách tốt nhất là tắt hết tất cả các bóng đèn.
Không gian tối đen hoàn toàn là điều kiện cần cho một giấc ngủ ngon.
4. Tránh xa khỏi những suy nghĩ
Trị mất ngủ đơn giản hiệu quả

Điều đó còn hỗ trợ cho bạn đáng kể trong công việc một cách có tổ chức và sẵn sàng đối mặt với mọi việc. Suy nghĩ trước giờ đi ngủ không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến bạn thêm mệt mỏi đến tận hôm sau. Đầu óc thư thái mới có thể đem đến cho bạn giấc ngủ tuyệt vời.Thông thường chúng ta hay có thói quen suy nghĩ mỗi khi chuẩn bị đi ngủ về những công việc chưa hoàn thành hay còn dang dở trong ngày. Sẽ không mất nhiều thời gian để bạn viết một cái ghi chú nhỏ cho hôm sau thay vì vắt tay lên trán suy tư mỗi tối.
5. Tránh xa máy tính và ti vi
Máy tính, màn hình ti vi là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Cũng giống như việc đọc sách, khi bạn tập trung vào màn hình điện tử trí óc sẽ rất căng thẳng và mệt mỏi. Và nếu bạn tắt máy tính lúc 2 giờ sáng và tự hỏi tại sao mình không ngủ được thì đó là do bạn đã dành quá nhiều thời gian dán mắt vào màn hình.
Tia điện từ cũng sẽ tác động trực tiếp đến não bộ và kích thích thần kinh làm việc. Do vậy, bạn cần để cơ thể và mắt nghỉ ngơi, tránh xa các thiết bị nghe nhìn để có thể bước vào giấc ngủ một cách thoải mái nhất.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Trẻ bị sởi rất cần thiết Vitamin A

Việc bổ sung này giúp dự trữ vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi, kể cả ở trẻ được nuôi dưỡng tốt có thể giúp bảo vệ mắt, chống mù lòa.

Trước tình hình bệnh sởi lan nhanh như hiện nay, PGS. Nguyễn Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đã có những khuyến cáo về chăm sóc các bệnh nhân mắc sởi: Trẻ em mắc sởi đều phải được uống vitamin A.
Bệnh sởi tiến triển nặng ở trẻ nhỏ có tình trạng dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm và do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân dễ bị biến chứng.
Bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn hay từ chối không ăn do bị viêm loét ở miệng, do tình trạng nhiễm trùng; nôn và tiêu chảy không chỉ làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng mà còn tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa.
Trẻ bị sởi rất cần thiết Vitamin A

Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếpPhác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau:
Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Trẻ > 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
(theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1327/QĐ-BYT, ngày 18/4/2014)
Việc bổ sung này giúp dự trữ vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi, kể cả ở trẻ được nuôi dưỡng tốt và có thể giúp bảo vệ mắt, chống mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi.
Do đó, bắt buộc tất cả trẻ em mắc sởi đều phải được uống vitamin A theo phác đồ của Bộ Y tế.
Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.
Trẻ suy dinh dưỡng thường dễ bị mắc sởi và bị biến chứng nặng. Ngược lại trẻ bị mắc sởi lại dễ bị suy dinh dưỡng thậm chí suy dinh dưỡng nặng. Do đó nếu trong quá trình điều trị bệnh sởi, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ cần được áp dụng chế độ điều trị suy dinh dưỡng. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh sởi.
Hàm lượng vitamin A trong 100g thực phẩm ăn được:
Tên thực phẩmHàm lượng vittamin ATên thực phẩmHàm lượng vittamin A
1. Gan gà69609 .Trứng vịt360 
2 .Gan lơn600010. Sữa toàn phần318
3. Gan bò5000
11. Phó mát

275
4. Gan vịt2960 12. Thịt ngỗng270
5. Lươn1800 13. Thịt vịt270

6. Trứng vịt lộn

875
14. Cá chép181
7. Trứng gà70015. Trứng chim cút155
8. Bơ60016. Bầu dục lợn150

Làm đậu phụ om trứng cực đơn giản

Thêm một cách chế biến mới cho món đậu phụ để đổi vị cho thực đơn bữa tối của gia đình bạn nhé.
Xưa nay chỉ nghe thấy đậu phụ om thịt, om cà chua, đậu phụ om trứng thì chưa nghe thấy bao giờ. Đậu phụ rán giòn, vàng ruộm, được phết một lớp trứng mỏng bên ngoài lại càng thêm bắt mắt, chưa kể đến nước xì dầu pha với chút đường, làm cho món đậu phụ thanh đạm ngon hơn bao giờ hết.
Làm đậu phụ om trứng cực đơn giản

Nguyên liệu

+ 250g đậu phụ
+ 1 quả trứng gà
+ Xì dầu
+ 6g đường
+ Hành lá
+ Nước

Cách làm

– Hòa xì dầu, đường, nước vào bát, khuấy đều cho tan đường.
Công thức đậu phụ om trứng siêu độc đáo
– Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
– Đổ lòng đỏ trứng vào đĩa, đánh tan nhuyễn. Nhúng miếng đậu phụ vào lòng đỏ trứng.
Công thức đậu phụ om trứng siêu độc đáo
– Đặt chảo lên bếp, đun sôi dầu, thả đậu vào rán vàng đều cả hai mặt.
– Đổ hỗn hợp xì dầu, nước, đường lên đậu phụ, đun sôi lên cho gia vị ngấm vào đậu. Thêm hành lá, đun khoảng 1 lúc rồi bắc xuống ăn.
Công thức đậu phụ om trứng siêu độc đáo
Công thức đậu phụ om trứng siêu độc đáo
Công thức đậu phụ om trứng siêu độc đáo
Chúc các bạn ngon miệng!

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Sữa chua hoa quả làm tại nhà

Con người ta đôi khi thật là lạ. Đơn giản gọn nhẹ chẳng muốn, lại cứ thích phức tạp hóa vấn đề. Chẳng hạn như nếu muốn ăn sữa chua hoa quả, thì một cốc sữa chua trắng với rất nhiều hoa quả tươi, rõ ràng là vừa tươi mới lại vừa bổ dưỡng. Nhưng mà thế thì chẳng “hay” mấy, phải làm sao quả trộn lẫn được trong sữa, sữa vừa có vị hoa quả, lại vừa có hoa quả miếng, cho được vào hũ nhỏ, đông lại ngon lành, muốn ăn lúc nào là sẵn sàng ngay lúc ấy, như sữa chua hoa quả mua từ siêu thị cơ!!!
Vì cái sự cầu kì này mà có “đứa” quyết tâm lọ mọ làm thử.  Vừa may giờ lại đang vào mùa hoa quả, nào là dâu các loại, anh đào, rồi thì mơ mận,.. bao nhiêu thứ quả ngon mà một năm chỉ rộ lên trong một vài tháng mùa Hè. Giá cả lại khá là “hạt dẻ”, rất thuận lợi cho việc thí nghiệm món mới: sữa chua với hoa quả tươi tại gia
Chẳng có công thức nào để tham khảo, nên tự suy luận vậy: cach lam sua chua thì đơn giản rồi, nhưng cho hoa quả vào trước khi sữa lên men thì chắc hoa quả sẽ chìm hết xuống đáy, chưa kể có thể ảnh hưởng đến men nữa. Nên trộn hoa quả với sữa sau khi lên men chắc sẽ ổn hơn. Nhưng mà như thế thì có thể sữa sẽ hơi bị lỏng do nước từ hoa quả. Vậy chắc là sẽ cần một ít chất giúp đông, Gelatin chẳng hạn… Thí nghiệm thế là bắt đầu với sữa chua tự làm, quả tươi và Gelatin.
IMG_8119-1
Kết quả rất mĩ mãn, sữa không chỉ có vị hoa quả mà còn có cả các miếng quả tươi lẫn bên trong, so với sữa chua hoa quả siêu thị thì mùi vị tươi mới, hoàn toàn tự nhiên, không có hương liệu nhân tạo, lại chất lượng và hợp khẩu vị hơn vì là sữa chua tự làm. Gelatin giúp cho sữa đặc khá tốt, có thể giữ được tương đối lâu trong tủ lạnh. Mình chia sẻ lại cách làm ở đây, bạn nào thích món này thì thử xem sao nhé ;-)
Nguyên liệu
  • 500 ml sữa chua có đường
  • 180 – 200 gr quả tươi loại có nhiều thịt (xem chú thích trong phần cách làm)
  • 15 gram (khoảng 1 tablespoon/ 1 thìa canh) đường
  • 20 – 25ml nước
  • 2 gr Gelatin dạng bột hoặc lá
Cách làm
1. Về nguyên liệu:
– Sữa chua mình làm theo công thức đã đăng tại đây. Các thao tác không thay đổi, chỉ khác là đựng sữa trong bát hoặc âu to (vì còn trộn với hoa quả rồi mới cho vào hũ nhỏ). Các bạn có thể dùng sữa chua mua sẵn tại siêu thị. Ngoài ra, nếu muốn dùng sữa chua không đường cũng không sao, nhưng nên điều chỉnh lượng đường (phần 15 gram) tùy theo loại hoa quả, tránh để sữa bị chua quá.
– Hoa quả mình đã thử với anh đào, xoài và dâu tây, đều với lượng như ghi trên và rất ổn. Các bạn có thể chọn các loại quả có nhiều thịt khác như mơ, mận, táo, lê, kiwi, đu đủ, thanh long, mít, fig (sung).. Nếu muốn dùng quả nhiều nước như chanh leo thì sẽ cần tỉ lệ pha chế khác, nếu không sữa có thể sẽ rất loãng (nhưng để làm sữa chua uống thì được).
2. Hoa quả rửa sạch, cắt miếng nhỏ khoảng 1.5 x 1.5 cm (như anh đào hay dâu tây thì mình bổ làm tư). Cho hoa quả vào nồi.  Cho 15 gram đường và 20 – 25 ml nước vào nồi. Trộn đều. Để khoảng 1 – 1.5 tiếng.
Lượng đường có thể điều chỉnh tùy theo độ chua của quả. Có thể bỏ qua đường nếu dùng loại quả rất ngọt như xoài. Nhưng nên cho nước vì sẽ cần đun quả nên có ít nước sẽ tốt hơn.
3. Ngâm Gelatin trong nước lạnh cho Gelatin nở mềm. Nên dùng Gelatin dạng lá vì thường sẽ có mùi thơm hơn Gelatin dạng bột.
4. Sau khoảng 1.5h thì bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, thi thoảng quấy đều. Đun đến khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa nhỏ, đun thêm khoảng 3 – 5 phút. Thời gian đun có thể ngắn hoặc dài hơn tùy loại quả (cứng hay mềm, nhiều hay ít nước). Làm sao để quả hơi mềm và có chút nước trong nồi, nhưng quả không bị nát là được. Tắt bếp, bắc nồi ra khỏi bếp. Vắt lá Gelatin cho ráo nước, cho vào nồi, quấy thật đều để Gelatin tan hết (nếu dùng Gelatin bột thì đổ cả phần nước ngâm vào nồi). Để nguội.
Xoài sau khi đun xong
IMG_5736
5. Sữa chua sau khi đã đông và đủ chua thì lấy ra, dùng thìa quấy đều. Nếu sữa chua quá đặc, có thể cho chút sữa tươi vào rồi lọc qua rây cho sữa loãng hơn. Trộn sữa chua với phần hoa quả đã nguội. Chia vào các lọ sạch (lọ đã tiệt trùng và lau khô). Để sữa chua vào tủ lạnh. Sau khoảng 2 – 3 giờ sữa sẽ đông lại. Bảo quản lạnh và dùng trong khoảng 5 ngày.
Sữa chua sau khi đã ủ đủ đông và chua 
IMG_5734

Quấy đều sữa chua rồi cho vào trộn cùng xoài đã nguội
IMG_5738

Chia vào các cốc nhỏ 
Sữa chua hoa quả làm tại nhà

(*) Ghi chú:
– Nên căn thời gian để làm sao khi hoa quả vừa nguội thì sữa chua cũng ủ vừa đạt, tránh để quá lâu, hoa quả có thể keo đặc lại, khi trộn với sữa sẽ khó hơn và tác dụng tạo đông của Gelatin cũng kém hơn.
– Lượng Gelatin trong công thức chỉ đủ để giữ cho sữa chua đặc chứ không đến mức đông như thạch hay mousse. Tùy theo khẩu vị và độ đặc loãng của sữa & của phần hoa quả, các bạn có thể điều chỉnh lượng Gelatin này, càng nhiều Gelatin sữa sẽ càng đặc .
=>> Xem thêm chuyên mục xem tuoi vo chong tại đây.